Tự động hóa kho hàng: Vị thế hiện tại của chúng tôi?
Sự ra đời của tự động hóa kho hàng là một bước đột phá công nghệ đáng kể gần đây.
Trên Tháng Bảy 25, 2024
Sự ra đời của tự động hóa kho hàng là một bước đột phá công nghệ đáng kể gần đây.
Trên Tháng Bảy 25, 2024
82% các tổ chức xem một phần của tự động hóa là tiêu chuẩn trong tất cả các loại hình kho hàng
Các khoản đầu tư tự động hóa trong kho hàng ngày càng gia tăng. Theo khảo sát, 80% kho hàng thương mại điện tử và 84% kho hàng B2B đã tự động hóa một phần hoạt động của mình. Sự phát triển của thương mại điện tử dẫn đến sự gia tăng trong số lượng đơn hàng cũng như tính phức tạp trong vận hành, và đây không phải là lý do duy nhất cho nhu cầu tự động hóa kho hàng. Mà ngoài ra, tự động hóa cũng góp phần quan trọng trong việc giúp các công ty đối phó với những khó khăn về nhân sự như chi phí lao động tăng cao hay thiếu hụt nhân công. “Chúng tôi thấy tỷ lệ tự động hóa cao nhất ở các công ty là khó khăn trong việc tuyển dụng bởi chi phí lao động cao“, ông Patrick Bellart, Giám đốc Tự động hóa và Robot hóa của FM Logistic cho biết. “Sự phát triển của tự động hóa kho hàng cũng được thúc đẩy bởi các công ty cần tạo sự thêm thu hút trong việc cải thiện điều kiện làm việc thông qua việc giảm thiểu bốc xếp, đẩy hàng và di chuyển.“
Trong các ngành, lĩnh vực Xa xỉ phẩm và Làm đẹp là lĩnh vực phát triển nhất về tự động hóa kho hàng so với ngành Bán lẻ và ngành FMCG. 93% các công ty Hàng Xa xỉ phẩm và Làm đẹp đã áp dụng tự động hóa một phần cho kho B2B của mình, 25% đã tự động hóa hoàn toàn kho thương mại điện tử và 100% có kế hoạch tự động hóa hoàn toàn kho thương mại điện tử trong tương lai. Xu hướng này được giải thích bởi sự bùng nổ doanh số bán hàng xa xỉ trực tuyến trong những năm gần đây.
Các công ty trong ngành FMCG có tỷ lệ áp dụng tự động hóa toàn phần cao nhất (17%) cho kho B2B của mình. Điều này là do sự phổ biến của các kho hàng nhà máy, nơi có luồng hàng hóa đơn giản hơn, yêu cầu nhiều thao tác lặp lại, dễ dàng hơn trong tự động hóa. “Mức độ tự động hóa phụ thuộc vào quy trình vận hành logistics, quy mô và độ phức tạp”, ông Patrick Bellart nói. “Chúng tôi thấy tự động hóa được áp dụng nhiều hơn với các sản phẩm kích thước nhỏ, vì số lượng sản phẩm tham chiếu lớn và khối lượng đơn hàng lớn khiến tự động hóa tiết kiệm chi phí hơn. Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ thương mại điện tử và các công ty mỹ phẩm, hàng xa xỉ là ứng cử viên sáng giá cho tự động hóa. Tự động hóa ít phổ biến hơn với các sản phẩm có tải trọng nặng trên pallet vì tự động hóa đắt đỏ hơn đối với hàng hóa có khối lượng ít.”
Mặc dù hầu hết các quy trình đều có thể được tự động hóa, tuy nhiên một số giai đoạn dễ tự động hóa hơn những giai đoạn khác. Đối với thương mại điện tử (hàng nhẹ), các tác nghiệp bọc hàng, đóng hộp và dán nhãn, lấy hàng là những khâu hoàn thiện nhất. Đối với vận hành hàng pallet (hàng nặng), việc đóng gói tự động hóa được phát triển tốt, trong khi tự động hóa lưu trữ vẫn đang là trở ngại lớn do chi phí công nghệ cao. “Tại FM Logistic, chúng tôi ưu tiên các giải pháp công nghệ linh hoạt và linh động hơn các công nghệ cứng nhắc như thang máy hoặc cần cẩu mất nhiều thời gian để lắp ráp“, ông Patrick Bellart giải thích. FM Logistic đã phát triển ba công nghệ hàng đầu cho khách hàng của mình:
Khi nói đến tự động hóa, FM Logistic theo đuổi một nguyên tắc duy nhất: đổi mới có mục đích. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng các giải pháp tự động hóa phù hợp nhất tùy thuộc vào dự án ở từng giai đoạn logistics. Một nghiên cứu chi phí và khả thi chính xác được thực hiện bằng cách xem xét Tổng chi phí sở hữu (TCO) bao gồm chi phí năng lượng, bảo trì & giám sát ngoài khoản đầu tư ban đầu. FM Logistic theo dõi hiệu quả của các giải pháp tự động và các vấn đề an ninh thông qua các cuộc kiểm toán tuân thủ và an ninh do các tổ chức bên ngoài thực hiện. “Tại FM Logistic, chúng tôi lựa chọn những công nghệ tốt nhất mà chúng tôi làm chủ và có chuyên môn 100% để tích hợp vào hệ thống của mình, đồng thời lựa chọn các nhà cung cấp tốt nhất”, ông Patrick Bellart cho biết. “Mục tiêu của chúng tôi không phải là tự động hóa bằng mọi giá mà là tìm ra quy mô tự động hóa phù hợp. Một số quy trình sẽ luôn cần nhân lực và một trong những thách thức của chúng tôi là xây dựng các giao diện hiệu quả giữa con người và máy móc.“
* Khảo sát được thực hiện với 100 người trong 3 lĩnh vực: FMCG, Bán lẻ và Xa xỉ phẩm & Làm đẹp. Những người tham gia khảo sát đến từ Pháp, Ba Lan và Ấn Độ.
Điền vào mẫu