Xu hướng tiêu dùng và thị trường
Xu hướng tiêu dùng và thị trường

Điều hướng chuỗi cung ứng omnichannel: năm điểm cần biết từ báo cáo của chúng tôi

Trong thời đại người tiêu dùng mua sắm qua nhiều kênh bán hàng, các công ty cần có kế hoạch triển khai chiến lược chuỗi cung ứng omnichannel.

Trên Tháng Tám 24, 2024

Các doanh nghiệp không điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình cho phù hợp sẽ khó duy trì khả năng cạnh tranh. FM Logistic đã khảo sát các công ty* thuộc các ngành Hàng tiêu dùng, Bán lẻ và Mỹ phẩm & Hàng xa xỉ để nắm vị trí của các công ty trong hành trình chuỗi cung ứng omnichannel của họ. Dưới đây là những điểm quan trọng bạn cần nhớ.

1 – Bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế, nhưng thương mại điện tử đang bùng nổ

Dù các cửa hàng truyền thống vẫn là kênh tạo doanh thu chính, nhưng sự bùng nổ của thương mại điện tử là không thể phủ nhận. Sự thay đổi này bắt đầu từ đại dịch và vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, biến mua sắm trực tuyến thành một phần không thể thiếu trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Nhiều lựa chọn giao nhận hàng, internet phát triển và lượng người dùng điện thoại thông minh ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.

2 – Chuỗi cung ứng omnichannel tích hợp hoàn toàn là xu hướng tương lai

Chúng ta có thể kỳ vọng xu hướng chuỗi cung ứng tích hợp hoàn toàn sẽ tiếp tục tăng khi các công ty ứng dụng công nghệ số, ưu tiên phương pháp lấy khách hàng làm trung tâm và tăng cường hiệu quả vận hành để duy trì tính cạnh tranh. Một chuỗi cung ứng tích hợp, kết hợp phân phối B2B và B2C, có thể mang lại hiệu quả vận hành vượt trội, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, tăng tính linh hoạt và nhiều lợi ích khác.

3 – Chi phí cao và tình trạng thiếu hàng tồn kho đã thúc đẩy áp dụng chuỗi cung ứng omnichannel

Việc chuyển sang chuỗi cung ứng omnichannel chủ yếu được thúc đẩy bởi cam kết của các nhà bán lẻ trong việc giảm chi phí logisticschi phí vận hành bằng cách loại bỏ các khâu gián đoạn trong quá trình phân phối. Tình trạng thiếu hàng / hết hàng là một lý do khác cho sự chuyển đổi này.

4 – Tuyển dụng và đào tạo nhân tài là những thách thức hàng đầu

Các nhà bán lẻ có thể gặp phải các vấn đề phức tạp khi bắt đầu chuyển đổi chuỗi cung ứng. Tuyển dụng và đào tạo lực lượng lao động được xác định là thách thức chính do những yêu cầu kỹ năng cao. Thành thạo quản lý dữ liệu, tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng và tích hợp công nghệ liền mạch là những thách thức then chốt khác cần được giải quyết.

49% công ty coi việc tuyển dụng và đào tạo lực lượng lao động cần thiết là một thách thức để triển khai chuỗi cung ứng omnichannel

5 – Đa số nhà bán lẻ nhờ 3PL để triển khai chuỗi cung ứng omnichannel

Dù hầu hết các công ty có thể chuyển đổi sang chuỗi cung ứng omnichannel trong chưa đầy hai năm, nhưng họ có khả năng sẽ hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ 3PL bên ngoài. Họ cần những đối tác hỗ trợ trong việc tích hợp Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT), thực hiện vận hành trơn tru và đồng bộ hóa dữ liệu liền mạch. Các công ty mong đợi các đối tác 3PL giúp họ nâng cao tốc độ xử lý và độ chính xác khi giao hàng, hợp lý hóa hệ thống CNTT và cuối cùng là cải thiện trải nghiệm của khách hàng trên tất cả các kênh.

* FM Logistic đã khảo sát 105 người tham gia thuộc ba lĩnh vực – Hàng tiêu dùng (36), Bán lẻ (49), Làm đẹp & Cao cấp (20) – có trụ sở tại Ấn Độ (37), Pháp (36) và Ba Lan (32).

Nội dung này có thú vị, hữu ích không?